Thời gian
Chuyên Mục
61 kết quả phù hợp với "Nghệ nhân Hà Nội"
Nghệ nhân Hà Nội: Quạt Chàng Sơn - Nếp gấp thời gian
Chiếc quạt giấy Chàng Sơn truyền thống đã bắt đầu một hành trình mới, không chỉ là những nếp gấp mang theo làn gió mát, mà còn lan tỏa giá trị văn hóa lịch sử đến đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Gỗ thiêng | Nghệ nhân Hà Nội | 08/02/2025
Hơn 50 năm gắn bó với nghề, nghệ nhân Hoàng Doãn Hòa, làng mộc Yên Quán, xã Tân Phú, Quốc Oai, đã tạo ra nhiều sản phẩm mộc độc đáo. Trong số đó, có 11 sản phẩm tiêu biểu được thành phố Hà Nội công nhận đạt OCOP 4 sao.
Nghệ nhân Hà Nội: Gỗ thiêng
Xuất thân từ gia đình có truyền thống làm nghề mộc, hơn 50 năm gắn bó với nghề, nghệ nhân Hoàng Doãn Hòa đã tạo ra nhiều sản phẩm mộc độc đáo, trong đó có những sản phẩm đồ thờ mang đậm dấu ấn tâm linh.
Hồn Tết trong sắc quất | Nghệ nhân Hà Nội | 25/01/2025
Là một trong những người đầu tiên ở làng quất Tứ Liên trồng quất bonsai trong bình, nghệ nhân Bùi Thế Mạnh phải mất đến 5 năm mới thành công và thêm 10 năm nữa để sản phẩm của mình được đón nhận rộng rãi ở Thủ đô. Với ông, chăm sóc quất cảnh đặc biệt cần nhiều tâm huyết bởi vẻ đẹp của cây quất không chỉ nằm ở tạo dáng mà còn ở cách chăm sóc sao cho mang tới hồn Tết đủ đầy cho mỗi gia đình.
Nghệ nhân Hà Nội: Hồn Tết trong sắc quất
Là một trong những người đầu tiên ở làng quất Tứ Liên thử nghiệm việc trồng quất bonsai trong bình, nghệ nhân Bùi Thế Mạnh phải mất đến 5 năm mới thành công và thêm 10 năm nữa để sản phẩm của mình được đón nhận rộng rãi ở Thủ đô.
Tay mềm trên hoa lụa | Nghệ nhân Hà Nội | 18/01/2025
Xuất thân là một họa sĩ, nghệ nhân Nguyễn Minh Đức đã mang góc nhìn nghệ thuật độc đáo của mình để thổi hồn vào từng bông hoa lụa sống động. Từ việc chọn chất liệu mềm mịn, cách pha màu tinh tế đến cách tạo dáng từng đường gân lá, cành tỉ mỉ, mỗi tác phẩm đều kết tinh sự sáng tạo biến những bông hoa thành những tác phẩm nghệ thuật đầy cảm xúc.
Nghệ nhân Hà Nội: Tay mềm trên hoa lụa
Từng làm bạn với giá vẽ và màu sắc, nay nghệ nhân Nguyễn Văn Đức lại dành cả tâm huyết để tạo nên những bông hoa lụa sống động như thật.
Tinh hoa giò chả Việt | Nghệ nhân Hà Nội | 21/12/2024
Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.
Nghệ thuật may áo chần bông | Nghệ nhân Hà Nội | 14/12/2024
Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã không ngừng sáng tạo, cải tiến các kỹ thuật chần bông để thiết kế nên những chiếc áo vừa tinh xảo vừa gần gũi với người Việt.
The La Khê - Hơi thở tơ lụa | Nghệ nhân Hà Nội | 23/11/2024
Cùng sử dụng chất liệu sợi tơ tằm giống như lụa nhưng những cái tên sản phẩm như "the" hay "sa" dường như đã trở nên khá xa lạ trong thời đại ngày nay. Với khát khao gìn giữ hơi thở cho sản phẩm the lụa từng vang danh gắn với mảnh đất quê hương mình, nghệ nhân Lê Đăng Toản (La Khê, Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình đó có không ít những gian nan, mỏi mệt.
Nghệ nhân Hà Nội: The La Khê - Hơi thở tơ lụa
Cùng sử dụng chất liệu sợi tơ tằm giống như lụa nhưng "the" hay "sa" dường như đã trở nên khá xa lạ trong đời sống ngày nay. Với khát khao gìn giữ hơi thở của the lụa từng vang danh gắn với mảnh đất quê hương mình, nghệ nhân Lê Đăng Toản (La Khê, Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình đó có không ít gian nan.
Hồn rối | Nghệ nhân Hà Nội | 09/11/2024
Nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng sinh ra trong gia đình có truyền thống về múa rối cạn, với cha là "nghệ sĩ nông dân" Phạm Văn Bể. Làm quen với tạo hình con rối từ khi mới lên chín, lên mười, rồi cùng các ông, các bác phường rối Tế Tiêu đi biểu diễn mừng ngày hội làng… anh đã sớm thắp lên tình yêu với nghệ thuật múa rối.
Nghệ thuật thêu trang phục cung đình | Nghệ nhân Hà Nội | 26/10/2024
Là hậu duệ của gia đình 5 đời làm nghề thêu long bào truyền thống, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi là một trong những người tiên phong nghiên cứu phục dựng những cổ phục triều đình và ông cũng là một trong những người có kỹ thuật thêu tinh xảo nhất tại làng Đông Cứu hiện nay. Dưới bàn tay khéo léo, tài hoa của nghệ nhân, những bộ long bào được phục dựng giống tới 80% với nguyên bản.
Nghệ nhân Hà Nội: Thêu hoa dệt gấm
Với tâm huyết gìn giữ giá trị truyền thống, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã góp phần hồi sinh nghệ thuật thêu trang phục cung đình tưởng chừng đã mai một.
Những đôi giày may đo | Nghệ nhân Hà Nội | 12/10/2024
Đằng sau những đôi giày da thủ công tinh xảo là hình ảnh những người thợ chỉn chu, tỉ mỉ. Nhiều khách hàng kỹ tính tìm đến nghệ nhân Nguyễn Thanh Nhàn (Phú Túc, Phú Xuyên, Hà Nội), với nhu cầu đặt làm những đôi giày thiết kế độc bản, đặc sắc, "may đo" riêng phù hợp đặc điểm của từng đôi chân.
Nghệ nhân Hà Nội: Đo ni đóng giày
Nhiều khách hàng kỹ tính tìm đến nghệ nhân Nguyễn Thanh Nhàn (Phú Túc, Phú Xuyên, Hà Nội) đặt làm những đôi giày thiết kế độc bản, đặc sắc, "may đo" riêng phù hợp đặc điểm của từng đôi chân.
Lấp lánh quỳ vàng | Nghệ nhân Hà Nội | 28/09/2024
Qua 34 năm gắn bó với nghề sơn son thếp vàng, nghệ nhân ưu tú Lê Bá Chung là một trong những người có công khôi phục và phát triển nghề làm vàng quỳ tại làng Kiêu Kỵ đem lại công ăn việc làm cho rất nhiều lao động tại địa phương.
Nghệ nhân Hà Nội: Lấp lánh quỳ vàng
Nghệ nhân Lê Bá Chung (Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội) là một trong những người vực dậy làng nghề quỳ vàng duy nhất của cả nước, khôi phục nghề sơn son dát vàng sau hơn 50 năm bị mai một.
Khắc đam mê lên kính | Nghệ nhân Hà Nội | 21/09/2024
Phạm Hồng Vinh là nghệ nhân đầu tiên sáng tạo ra nghệ thuật tranh điêu khắc kính tại Việt Nam, ông đã dành hơn 35 năm sáng tạo và chế tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Nghệ nhân Hà Nội: Hoa văn trên sừng
Tại làng Thuỵ Ứng (Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội), những chiếc sừng khi qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân Lê Thị Thuận, đều trở thành những món đồ tinh xảo, đẹp mắt.
Hoa văn trên sừng | Nghệ nhân Hà Nội | 14/09/2024
Làng nghề Thụy Ứng, huyện Thường Tín, Hà Nội đã tồn tại hàng trăm năm, từ lâu nổi tiếng với các sản phẩm cao cấp được làm từ nguyên liệu sừng trâu, sừng bò như lược chải tóc, đồ trang sức, bát, đĩa,… Nghệ nhân Lê Thị Thuận là một trong những nghệ nhân chế tác các sản phẩm từ sừng nổi tiếng nơi đây.
Tranh gỗ Ngọc Than | Nghệ nhân Hà Nội | 31/08/2024
Từ hàng trăm năm nay, làng Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội đã nổi tiếng với nghề chạm khắc gỗ truyền thống. Các sản phẩm được tạo ra bởi đôi bàn tay khéo léo của những người thợ Ngọc Than đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước.
Sen thu trên gỗ lũa | Nghệ nhân Hà Nội | 24/08/2024
Chọn cho mình một lối đi riêng và miệt mài theo đuổi đề tài điêu khắc sen thu trên gỗ lũa trong suốt 3 năm mới có được tác phẩm ưng ý đầu tiên, nghệ nhân Đỗ Văn Cường (làng nghề Thiết Úng, Vân Hà, Đông Anh) đã tạo tác nên những sản phẩm mộc mỹ nghệ đặc sắc mang dấu ấn cá nhân.
Thanh âm đàn Đào Xá | Nghệ nhân Hà Nội | 17/08/2024
Xã Đào Xá, huyện Ứng Hoà, Hà Nội được biết đến là nơi khởi nguồn của các loại nhạc cụ dân tộc truyền thống Việt Nam như đàn bầu, đàn đáy, đàn nguyệt…Trải qua thời gian, nghề làm đàn của làng vẫn được bảo tồn, lưu truyền và người có công giữ lửa nghề truyền thống đó là nghệ nhân Đào Văn Tuấn - người hết lòng lưu giữ thanh âm dân tộc.
Nghệ nhân Hà Nội: Thanh âm đàn Đào Xá
Nghệ nhân Đào Anh Tuấn kế thừa tài năng của cha mình, nghệ nhân ưu tú Đào Văn Soạn, người làm đàn nổi tiếng ở làng nghề làm nhạc cụ dân tộc truyền thống Đào Xá.
Giữ hồn xưa trên phù điêu cổ | Nghệ nhân Hà Nội | 10/08/2024
Theo đuổi một kỹ thuật xây dựng cổ, sử dụng các nguyên vật liệu truyền thống để khảm phù điêu trên các công trình tâm linh, nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy (thôn Thượng Thanh, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai) đã có hơn 30 năm gìn giữ nghề “Nề Ngõa” - một nghề truyền thống với cái tên có lẽ đã ít nhiều mai một trong tiến trình phát triển của thời đại.
Đan chuốt lồng tre | Nghệ nhân Hà Nội | 03/08/2024
Làng Canh Hoạch (làng Vác), xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội nổi tiếng với nghề làm lồng chim - một thú chơi tao nhã của người dân đô thị và thôn quê. Với sự tỉ mỉ, kỹ thuật cao, những chiếc lồng chim của làng Vác được giới chơi chim cảnh rất ưa chuộng.
Tuyệt kỹ dưới lớp sơn | Nghệ nhân Hà Nội | 27/07/2024
Là một trong những người giữ lửa cho nghề sơn mài truyền thống của làng Hạ Thái, Thường Tín, Hà Nội, nghệ nhân Vũ Huy Mến đã dành rất nhiều tâm huyết để duy trì và phát triển nghệ thuật này với bí kíp làm tranh bằng sơn ta truyền thống. Tranh sơn mài của ông kết hợp hài hòa giữa sơn ta và sáng tạo cá nhân, thể hiện qua các lớp màu sắc tinh tế, độ bóng mịn chiều sâu cuốn hút.
Nghệ nhân Hà Nội: Tuyệt kỹ dưới lớp sơn
Yêu nghề, nghệ nhân Vũ Huy Mến âm thầm giữ nghề làm tranh sơn mài truyền thống với chất liệu sơn ta và phù sa sông Hồng.
Rối nước thỏa đam mê | Nghệ nhân Hà Nội | 20/07/2024
Sinh ra và lớn lên ở làng múa rối nước có lịch sử hơn 300 năm, với niềm đam mê nghệ thuật biểu diễn rối nước, bà Nguyễn Thị Thỏa đã có nhiều đóng góp tích cực cho nghệ thuật múa rối nước làng Đào Thục (Thụy Lâm, Đông Anh, TP. Hà Nội) và được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (năm 2019), Kỷ niệm chương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (năm 2020)…
Nghệ nhân Hà Nội: Rối nước thỏa những đam mê
Nữ nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Thỏa, người phụ nữ đầu tiên tại làng Đào Thục biểu diễn rối nước, luôn giữ trong mình ngọn lửa đam mê với văn hóa truyền thống của quê hương.
Tay xếp lá kết vành thương nhớ | Nghệ nhân Hà Nội | 13/07/2024
Là nghệ nhân nam hiếm hoi của làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội, với 50 năm làm nghề, nghệ nhân Lê Văn Tuy đã góp phần đưa những chiếc nón làng Chuông đi khắp cả nước và đến cả với bạn bè quốc tế, đoạt nhiều giải thưởng và cả chứng nhận OCOP.
Nghệ nhân Hà Nội: Tay xếp lá kết vành thương nhớ
Gắn bó với những chiếc nón lá từ thời thơ bé, nghệ nhân Lê Văn Tuy đã góp phần đưa những chiếc nón làng Chuông đi khắp cả nước và đến với bạn bè quốc tế.
Khảm trai, cẩn ốc | Nghệ nhân Hà Nội | 06/07/2024
Với hơn 30 năm làm nghề khảm trai truyền thống, bằng sự say mê, học hỏi, nghệ nhân Nguyễn Đình Hải (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã cho ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, tinh xảo đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan…
Nghệ nhân Hà Nội: Khảm trai, cẩn ốc
Những mảnh lấp lánh của nghệ thuật khảm trai, cẩn ốc (khảm xà cừ) đã bước vào cả những giấc mơ của người nghệ nhân Nguyễn Đình Hải.
Vương vấn tơ sen | Nghệ nhân Hà Nội | 29/06/2024
Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) được biết đến là người đầu tiên dệt thành công sản phẩm lụa làm từ tơ sen tại Việt Nam. Từng sợi tơ mỏng manh trong cuống sen được người nghệ nhân se thành sợi, dệt nên những sản phẩm tinh tế, độc đáo, có tính ứng dụng cao.
Nghệ nhân Hà Nội: Vương vấn tơ sen
Không chỉ sáng tạo kỹ thuật để những con tằm tự dệt lụa, nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận còn là người đầu tiên ở Việt Nam tạo ra những tấm lụa từ sợi tơ sen.
Lòng son in giấy đỏ | Nghệ nhân Hà Nội | 22/06/2024
Với hành trình tìm lại những kỹ thuật in tranh, vẽ màu, tạo nét…nghệ nhân trẻ Đào Đình Chung (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) đã làm hồi sinh dòng tranh đỏ Kim Hoàng bằng một tấm lòng son với nghề truyền thống của làng.
Nghệ nhân Hà Nội: Lòng son in giấy đỏ
Một nghệ nhân trẻ kiên trì theo đuổi dòng tranh đỏ Kim Hoàng, dòng tranh dân gian đã từng bị thất truyền hơn bảy thập kỷ.
Kết cỏ đan mây | Nghệ nhân Hà Nội | 15/06/2024
Với óc sáng tạo và đôi bàn tay tỉ mỉ cùng những nỗ lực không mệt mỏi, nghệ nhân Nguyễn Thị Lương là một trong những người tiên phong tại thôn Lưu Thượng, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên đưa những sản phẩm đan lát từ chính những sợi cỏ, dây mây, thậm chí bẹ ngô, lá cây… trở thành những sản phẩm đạt chuẩn xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới.
Khắc đam mê lên kính | Nghệ nhân Hà Nội | 08/06/2024
Hơn 35 năm sáng tạo và chế tạo các tác phẩm nghệ thuật độc đáo với kỹ thuật điêu khắc trên kính, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh đã không ngừng nghiên cứu và mở rộng dòng sản phẩm, khẳng định vị thế của mình trong làng nghệ thuật tranh kính tại Việt Nam và trên thế giới.
Người truyền ký ức | Nghệ nhân Hà Nội | 01/06/2024
Là một người con của “làng tò he” Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội), nghệ nhân ưu tú Đặng Văn Khang đã có nhiều cống hiến trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc - những tri thức dân gian nằm trọn vẹn trong hình hài những con giống bột.
Nghệ nhân Hà Nội: Người truyền ký ức
Là một người con của “làng tò he” Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, nghệ nhân ưu tú Đặng Văn Khang đã có nhiều cống hiến trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc - những tri thức dân gian nằm trọn vẹn trong hình hài những con giống bột.
Người lưu giữ hương vị xôi Hà Thành | Nghệ nhân Hà Nội | 25/05/2024
Làng Phú Thượng (Tây Hồ - Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề nấu xôi truyền thống. Hiện nay, làng nghề có 3 người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân, trong đó có bà Nguyễn Thị Tuyến vinh dự là nghệ nhân đầu tiên của làng. Qua đôi bàn tay khéo léo cùng sự tận tâm, bà Tuyến đã tạo ra rất nhiều loại xôi mang hương vị đặc biệt nhờ bí quyết riêng của mình mà chỉ người làng Phú Thượng biết.
Nghệ nhân Hà Nội: Người lưu giữ hương vị xôi Hà thành
Với kinh nghiệm hơn 40 năm trong nghề nấu xôi tại làng Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội, nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến đã tạo nên những hương vị xôi đặc sắc và hấp dẫn.
Người tạo hình rối nước | Nghệ nhân Hà Nội | 18/05/2024
Sinh ra và lớn lên ở làng múa rối nước Đào Thục thuộc xã Thuỵ Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội, nghệ nhân Nguyễn Văn Phi đã sớm có duyên với những con rối. Hơn 10 năm qua, nghệ nhân Nguyễn Văn Phi đã âm thầm gìn giữ kỹ thuật tạo hình rối nước của “Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa rối nước Đào Thục” - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận năm 2023.
Người lưu giữ lụa Vân | Nghệ nhân Hà Nội | 11/05/2024
Làng Vạn Phúc là một trong những nơi sản xuất lụa đẹp và lâu đời nhất Việt Nam, với bề dày lịch sử hơn 1.000 năm. Lụa Vạn Phúc nổi tiếng được làm từ sợi tơ tằm tự nhiên, kỹ thuật dệt thủ công, được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm là một trong những người gìn giữ và phát triển nghề dệt lụa truyền thống nơi đây.
Nghệ nhân Hà Nội: Người lưu giữ lụa Vân
Với lịch sử hơn 1000 năm, làng lụa Vạn Phúc là nơi chứa đựng những bí quyết dệt lụa của những người nghệ nhân tài ba. Kiên trì và tâm huyết, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm đã khôi phục được một loại sản phẩm tơ lụa tưởng chừng như đã thất truyền - lụa Vân, một loại lụa quý hiếm, đặc trưng của làng Vạn Phúc.
Nét tượng chạm hồn người | Nghệ nhân Hà Nội | 04/05/2024
Nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi sinh ra và lớn lên tại làng Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội. Tuổi thơ của anh gắn với hình ảnh những pho tượng thờ bằng gỗ, bằng đất… và nghề tạc tượng, chạm khắc đồ thờ truyền thống của gia đình. Đau đáu với kỹ thuật tạc tượng của cha ông, nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi đã đi khắp xứ Đoài, nơi có những bức tượng thờ của làng Sơn Đồng đã vài trăm năm tuổi. Anh đã “chạm” được vào những bí quyết, kỹ thuật tưởng như đã mai một.
Nghệ nhân Hà Nội: Nét tượng chạm hồn người
Nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi sinh ra và lớn lên tại làng Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội. Tuổi thơ của anh gắn với hình ảnh những pho tượng thờ bằng gỗ, bằng đất… và nghề tạc tượng, chạm khắc đồ thờ truyền thống của gia đình.
Đôi tay hoạ bạc | Nghệ nhân Hà Nội | 27/04/2024
Hà Nội được biết tới là nơi quy tụ nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Trong đó, phải kể tới làng nghề kim hoàn Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) nổi tiếng về kỹ thuật đậu bạc. Theo thời gian, nghề đậu bạc ở Định Công gần như mai một, chỉ còn hai gia đình nghệ nhân tiếp tục nghề đậu bạc truyền thống, một trong số đó là gia đình nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh. Trước những trăn trở để gìn giữ nghề truyền thống, người nghệ nhân đã có bước đi nào cho mình?
Nghệ nhân Hà Nội: Đôi tay họa bạc
Sinh ra trong một gia đình làm nghề đậu bạc truyền thống tại làng Định Công (Hà Nội), nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh đã được truyền đạt những bí quyết, kỹ thuật nghề đậu từ cha của mình - nghệ nhân Quách Văn Trường. Bằng sự sáng tạo cùng đôi bàn tay khéo léo, nghệ nhân Tuấn Anh đã tạo nên những tác phẩm hiện đại và độc đáo, góp phần làm nên danh tiếng cho làng nghề Định Công.
Đôi bàn tay giữ lửa | Nghệ nhân Hà Nội | 20/04/2024
Đa Sỹ là làng rèn nổi tiếng và lâu đời. Ở đó, bàn tay tài hoa của những người thợ vẫn bền bỉ ngày đêm giữ lửa cho lò rèn. Nhưng những thay đổi của đời sống, khoa học kỹ thuật đã tác động đến làng.
Nghệ nhân Hà Nội: Đôi bàn tay giữ lửa
Làng Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) là làng rèn nổi tiếng và lâu đời. Mặc dù nghề rèn truyền thống đứng trước nhiều thách thức, nguy cơ bị mai một nhưng ở đó, với đôi bàn tay tài hoa của mình, nghệ nhân Đỗ Thị Tuyến vẫn bền bỉ ngày đêm “giữ lửa” cho chiếc lò rèn.
Người may thêu những giấc mơ hoa | Nghệ nhân Hà Nội | 13/04/2024
Câu chuyện chân dung kể về ông Nghiêm Xuân Đạt với nghề thêu áo dài thủ công tại làng nghề Trạch Xá, nơi nổi tiếng với việc ‘’Đàn ông may vá, đàn bà cáy cày’’ cùng kỹ thuật khâu kim dọc . Làng nghề chỉ truyền cho con trai, đã từng đứng trước nguy cơ khủng hoảng theo thời gian đã thay đổi và vực dậy như thế nào? Liệu những chiếc áo dài thêu tay còn có giá trị trong đời sống văn hoá Người Việt? Trước những thách thức này, lối đi nào được người nghệ nhân lựa chọn để tiếp tục gìn giữ nghề và truyền lại cho thế hệ sau.
Nghệ nhân Hà Nội, người may thêu những giấc mơ hoa
Làng Trạch Xá (Hoà Lâm - Ứng Hoà - Hà Nội) từ lâu được biết đến với nghề may áo dài thủ công truyền thống đã có lịch sử hơn 1000 năm, nổi tiếng với kỹ thuật khâu kim dọc. Qua đôi bàn tay khéo léo của những người thợ, chiếc áo dài Trạch Xá với đường kim mũi chỉ thẳng tắp đã giúp những tà áo trở nên mềm mại, thướt tha làm tôn lên vóc dáng của người mặc.
Dáng hình của đất| Nghệ nhân Hà Nội | 06/04/2024
Thương hiệu gốm Bát Tràng đã nổi tiếng xưa nay nhưng thực trạng hiện nay là hầu hết các hộ gia đình đều chọn sản xuất công nghiệp thay vì làm theo lối thủ công truyền thống (vuốt-nặn-vẽ bằng tay). Có 1 số ít nghệ nhân vẫn theo đuổi cách làm gốm thủ công này, trong đó có nghệ nhân Nguyễn Tuấn Minh – 1 trong những người trẻ nhất ở Bát Tràng vinh dự nhận danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội. Bên cạnh chân dung người nghệ nhân trẻ này, cùng tìm hiểu những nét đặc sắc của sản phẩm gốm thủ công, và đằng sau đó là những khó khăn, thách thức gì trên con đường bám trụ với nghề, và nhìn về tương lai của gốm thủ công.�
Nghệ nhân Hà Nội, dáng hình của đất
Với khát khao tạo nên những sản phẩm gốm khác biệt, một vài nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng kiên trì theo đuổi cách làm gốm thủ công, trong đó có nghệ nhân trẻ Nguyễn Tuấn Minh. Đôi bàn tay của Tuấn Minh đã đã tạo tác những sản phẩm gốm đặc biệt.
11 nghệ nhân Hà Nội được ghi danh Nghệ nhân nhân dân
(HanoiTV) - Theo Bộ VHTT và DL, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân nhân dân” (NNND), “Nghệ nhân ưu tú” (NNƯT) cho 628 nghệ nhân đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Hơn 70 nghệ nhân Hà Nội được xét tặng danh hiệu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 3
(HanoiTV) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố đề nghị xét danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 3 trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân.